Quy định về cân vàng theo thông tư 22

Thông tư 22/2013 Bộ KHCN

Kể từ ngày 01/06/2014, Thông tư 22/2013 của Bộ Khoa Học Công Nghệ về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường chính thức có hiệu lực. Thành Phát xin đăng lại thông tư 22 này (trích chương I và II)

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

Số: 22/2013/TT-BKHCN

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2013

 THÔNG TƯ

Quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng

và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường 

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Đo lường  ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,

       Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kinh doanh mua, bán vàng miếng.

2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được chỉ định.

3. Cơ quan quản lý có liên quan đến quản lý đo lường, chất lượng trong hoạt động kinh doanh vàng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng vàng từ 8 Kara (tương đương 33,3%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.

2. Hàm lượng vàng (hay còn gọi là tuổi vàng) là thành phần phần trăm (%) tính theo khối lượng vàng có trong thành phần chính của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ.

3. Kara (K) là số phần của kim loại vàng (tính theo khối lượng) trong hai mươi bốn (24) phần của hợp kim vàng.

4. Độ tinh khiết là số phần của kim loại vàng (tính theo khối lượng) trong một nghìn (1000) phần của hợp kim vàng.

Việc quy đổi các đơn vị đo hàm lượng vàng được quy định tại Bảng 3 Thông tư này.

5. Vàng tinh khiết là kim loại vàng có độ tinh khiết lớn hơn 999 phần nghìn (‰) tính theo khối lượng.

6. Hợp kim vàng là kim loại có thành phần gồm vàng và một hoặc các nguyên tố khác.

7. Hoạt động kinh doanh vàng bao gồm: nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG TRONG KINH DOANH VÀNG

   Điều 4. Đối với hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kinh doanh mua, bán vàng miếng

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kinh doanh mua, bán vàng miếng phải thực hiện các quy định về đo lường sau đây:

1. Cân điện tử được sử dụng để xác định khối lượng vàng hoặc hàm lượng vàng trong mua, bán giữa các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Có phạm vi đo và độ chính xác phù hợp với khối lượng vàng cần đo. Mức cân phải phù hợp với giá trị độ chia kiểm (e) quy định trong Bảng 1.

Bảng 1

Mức cân 

Giá trị độ chia kiểm (e) của cân

Đến 500 g

≤ 1 mg

> 500 g đến 3 kg

≤ 10 mg

> 3 kg đến 10 kg

≤ 100 mg

> 10 kg

≤ 1 g

b) Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được công nhận hoặc chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn giá trị.

2. Quả cân hoặc bộ quả cân được sử dụng kèm với cân để xác định khối lượng vàng trong mua, bán hoặc để định kỳ kiểm tra cân quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm yêu cầu sau:

a) Có khối lượng danh định và độ chính xác phù hợp với cân được sử dụng kèm hoặc cần kiểm tra;

b) Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định phải còn thời hạn giá trị.

3. Khối lượng vàng trong mua, bán với các tổ chức, cá nhân hoặc trong thanh tra, kiểm tra không được nhỏ hơn khối lượng công bố. Giới hạn sai số của kết quả phép đo khối lượng vàng phải bảo đảm yêu cầu quy định tại Bảng 2.

Bảng 2

TT

(i)

Khối lượng vàng

(m)

Giới hạn sai số  

(S)

Theo gam (g)

Theo miligam (mg)

1

30

12,5

2

50

17

3

100

30

4

200

56

5

300

81

6

500

131

Theo kilôgam (kg)

 

7

1

240

8

1,5

350

9

2

425

10

3

575

11

5

900

12

6

1 050

 

Theo kết quả đo

13

Lớn hơn 6

0,0175 %

Giới hạn sai số của phép đo khối lượng vàng (m) không quy định cụ thể tại Bảng 2 được xác định như sau:

a) Đối với < 30 g, giới hạn sai số (S) được tính theo công thức sau đây và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng.

S = (12,530 * m)

Ví dụ 1:

Kết quả phép đo khối lượng của một chiếc nhẫn bằng vàng là 7,5 g (2 chỉ) khi sử dụng cân có e = 1 mg, giới hạn sai số (S) là:

b) Đối với  30 g < < 6000 g, giới hạn sai số (S) được tính theo theo công thức sau đây và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng:

 

Trong công thức trên:

S: sai số cho phép lớn nhất;

m: khối lượng vàng;

: hai giá trị khối lượng vàng liền kề với số thứ tự  i+1 trong Bảng 2 bảo đảm điều kiện ;

: giới hạn sai số trong Bảng 2 tương ứng với ;

Ví dụ 2:

Kết quả phép đo khối lượng của một chiếc vòng bằng vàng là 86 g (m = 86 g) khi sử dụng cân có e = 1 mg, từ Bảng 2, ta thấy 50 g < 86 g < 100 g.

Vì vậy:

Giới hạn sai số (S) là:

c) Đối với > 6 kg, giới hạn sai số (S) được tính bằng cách nhân kết quả phép đo với 0,0175 % và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng.

Ví dụ 3:

Kết quả phép đo khối lượng của một thỏi vàng là 10 kg khi sử dụng cân có e = 100 mg, giới hạn sai số (S) là:

S= (10 x 0,0175 %) kg ~ 1,8 g

4. Cân phải được người sử dụng tự kiểm tra định kỳ ít nhất một (01) tuần một (01) lần. Hồ sơ thực hiện việc tự kiểm tra định kỳ được lưu giữ tại địa điểm thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền.

Điều 5. Đối với hoạt động thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ  

Tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được chỉ định theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này phải thực hiện các quy định về đo lường sau đây:

1. Thiết bị xác định hàm lượng vàng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có phạm vi đo phù hợp với hàm lượng vàng cần đo;

b) Có giới hạn sai số không lớn hơn 1/2 giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Được hiệu chuẩn định kỳ một (01) năm một (01) lần tại tổ chức đăng ký cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn theo quy định của Luật Đo lường; giấy chứng nhận hiệu chuẩn phải còn thời hạn giá trị.

2. Chất chuẩn hàm lượng vàng được sử dụng để định kỳ kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị xác định hàm lượng vàng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Có giá trị hàm lượng vàng phù hợp với phạm vi đo của thiết bị xác định hàm lượng vàng cần kiểm tra, hiệu chuẩn;

b) Độ không bảo đảm đo của giá trị hàm lượng vàng không lớn hơn hơn 7/10 giới hạn sai số của thiết bị xác định hàm lượng vàng cần kiểm tra, hiệu chuẩn;

c) Đã được thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức cung cấp dịch vụ thử nghiệm chuẩn đo lường theo quy định của Luật Đo lường hoặc tại cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài hoặc tại phòng thí nghiệm đã liên kết chuẩn đo lường tới cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài. Giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm hoặc so sánh (Certificate of analysis) phải còn thời hạn giá trị.

3. Giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ quy định cụ thể như sau:

a) 1‰ đối với vàng có hàm lượng từ 99,9 % trở lên;

b) 2‰ với vàng hợp kim có hàm lượng từ 80 % đến dưới 99,9 %;

c) 3‰ đối với vàng hợp kim có hàm lượng dưới 80 %.