Cầu dẫn xe nâng lên xuống container

1. Cấu tạo cầu xe nâng lên xuống container (Dock Ramp)

Thân cầu nâng: Là phần cơ khí thường dùng bằng I chạy dọc trục chính, ngoài ra còn có phần I ngang chịu lực.

Phần mặt: Được làm bằng tấm sàn grating, để tạo ma sát cho xe nâng đi lên xuống dễ dàng.

Phần chân đế: Là 2 cột thủy lực lớn, 2 bên có thể nâng hạ xuống để phù hợp với các loại xe đầu kéo với khả năng điều chỉnh chiều cao nâng từ 1100mm  đến 1650mm.

2. Kích thước tiêu chuẩn của cầu dẫn xe nâng lên xuống container

  • Rộng 2100mm x dài 12000 mm ( 2.1m x 12m )
  • Rộng 2100mm x dài 14000 mm ( 2.1m x 14m )
  • Rộng 2500mm x dài 12000 mm ( 2.5m x 12m )
  • Rộng 2500mm x dài 14000 mm ( 2.5m x 14m )
  • Hoặc làm kích thước theo nhu cầu khách hàng.
  • Khả năng chịu tải : 6.000kg  – 8.000 kg – 10.000 kg – 12.000kg  – 15.000 kg

3. Ứng dụng của cầu dẫn xe nâng lên xuống trong thực tế

Cầu dẫn container hay cầu xe nâng được sử dụng chủ yếu trong công tác kho vận, vận chuyển hàng hóa, xuất nhập hàng lên container,xe tải,.. trong các nhà máy, xương sản xuất, kho xưởng sản xuất có thể thuộc mọi ngành công nghiệp như may mặc, hóa chất, nhựa- bao bì, xe hơi, thực phẩm, y tế,…Giúp việc vận chuyển được an toàn, tiết kiệm thời gn, chi phí, nhân lực.

4. Ưu điểm của cầu dẫn xe nâng lên xuống container

Giảm chi phí : Việc mua sắm đưa cầu xe nâng lên xuống container vào sử dụng giảm thiểu tối đa chi phí nhân công bốc dỡ hàng lên xuống container, nhất là chi phí hiện tại với thuê nhân công là ngày càng tăng. Cùng với đó là thời gian rút ngắn đi đáng kể so với dùng sức người.

Thay vì dùng 10 hay 20 người để đưa hàng lên xuồng thì nay ta chỉ dùng 01 người để đưa hàng lên xuống container

5. Nhược điểm của cầu dẫn xe nâng.

Tốn kém chi phí đầu tư ban đầu. Cần không gian đủ rộng để đặt cầu dẫn và khoảng không để thao tác.